Từ xa xưa ông bà ta đã có câu “An cư – Lạc nghiệp”, cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng nhà ở trong việc ổn định và phát triển cuộc sống. Căn nhà không chỉ là các thiết kế kiến trúc và các vật dụng nội thất, mà còn là tổ ấm, là chốn về bình yên cho tất cả thành viên của gia đình.
1. Kinh nghiệm chọn tuổi xây nhà chuẩn phong thủy
Theo quan niệm dân gian “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” cho thấy vai trò quan trọng của người đàn ông trong việc xây dựng nhà cửa, phát triển kinh tế gia đình. Do đó, tốt nhất nên xem tuổi làm nhà là tuổi của người chồng vì họ là trụ cột chính của gia đình.
Khi chọn tuổi làm nhà của người chồng nên tránh chọn người quá lớn tuổi hay nhỏ tuổi. Độ tuổi người đàn ông để xây nhà nên nằm trong khoảng từ 20 – 65 tuổi, tốt nhất là từ tuổi 34 – 44 tuổi. Vì độ tuổi này được xem là thịnh vượng về mọi mặt của gia chủ khi làm nhà. Người đàn ông được chọn nên là người có kinh tế, tháo vát và chắc chắn đảm bảo là trụ cột của gia đình.
Trường hợp nếu trong gia đình không có đàn ông mà phụ nữ làm trụ cột kinh tế gia đình thì cũng có thể lấy tuổi phụ nữ xây nhà nhưng cần xem thật cẩn thận. Việc lấy tuổi phụ nữ làm nhà không phải xấu mà chỉ là không tốt như tuổi người đàn ông.
Một cách xem tuổi làm nhà được nhiều người sử dụng hiện nay là dựa vào bát trạch. Cách xem tuổi phong thủy bát trạch dựa trên 3 yếu tố là tính tuổi Hoang ốc làm nhà, tính tuổi Kim lâu và tính tuổi Tam tai làm nhà.
1.1. Cách tính tuổi Hoang ốc làm nhà
Trong phong thủy, Hoang ốc có nghĩa là ngôi nhà hoang, tức là làm nhà sẽ chẳng có ai ở. Nếu phạm phải tuổi này từ công việc, công danh, sức khỏe, quan hệ gia đình điều không tốt đẹp.
Hoang ốc gồm 6 cung, có 3 cung tốt và 3 cung xấu mang ý nghĩa khác nhau:
- Nhất cát (cung tốt): khi làm nhà thuộc cung này sẽ có lộc, an cư, lạc nghiệp.
- Nhì nghi (cung tốt): làm nhà cung này sẽ có lợi, dễ gặp may mắn, tạo thế hưng vượng, có tiền lộc về.
- Tứ tấn tài (cung tốt): dễ có phúc lộc tốt trong và sau khi làm nhà.
- Tam địa sát (cung xấu): khi làm nhà thuộc cung này dễ mắc bệnh tổn hao sức khỏe, bất thuận.
- Lục hoang ốc (cung xấu): làm nhà cung này làm gì cũng trắc trở, khó thành công.
- Ngũ thọ tử (cung xấu): làm nhà sẽ dẫn đến sự cảnh biệt ly, tang tốc, mất mát.
Để tính coi tuổi làm nhà có phạm tuổi Hoang ốc hay không có thể tính theo công thức sau:
(1) Tính tuổi mụ có nghĩa là tuổi thật và cộng thêm 1 tuổi nữa. (2) Lấy chữ số hàng chục của tuổi cộng với chữ số hàng đơn vị của tuổi ra kết quả. Sau đó chia cho 6 và lấy số dư, nếu:
- dư 1 là nhất cát tuổi tốt
- dư 2 là nhị nghi tuổi tốt
- dư 3 là tam địa sát tuổi xấu
- dư 4 là tứ tấn cát tuổi tốt
- dư 5 là ngũ thọ tử tuổi xấu
- dư 6 là lục hoang ốc tuổi xấu
Chú ý : Các độ tuổi Hoang ốc bạn nên tránh không nên làm nhà là: 12, 14, 15. 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45,47,48, 51, 54, 57, 01, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75, 78, 81, 83.
1.2. Cách tính tuổi Kim lâu làm nhà
Kim lâu trong phong thủy có nghĩa là những năm không tốt, gây bất lợi cho công việc khởi công, mưu tính hay làm việc đại sự. Ông bà ta xưa có câu: “1,3,6,8 Kim lâu – Dựng nhà, Lấy vợ, Tậu trâu thì đừng”. Nếu tuổi gia chủ rơi vào 1 trong 4 số trên thì trong năm đó không nên làm những việc quan trọng như xây dựng nhà cửa, kết hôn hay làm ăn lớn, tránh gặp phải những việc không may. Tùy theo mục đích công việc mà Kim lâu được chia thành 4 loại bao gồm:
- Kim lâu tử: gây bất lợi cho con cái.
- Kim lâu thê: bất lợi cho hôn nhân, dễ chia lìa, đổ vỡ.
- Kim lâu thân: gây bất lợi cho bản thân gia chủ về sức khỏe, công danh, sự nghiệp.
- Kim lâu lục súc: các loài vật nuôi trong nhà bị bệnh dịch mà chết, thiệt hại đến kinh tế.
Theo quy luật chuyển cung bát quái trong phong thủy Kim lâu gồm có 9 cung tương ứng với các số từ 1 – 9 lần lượt là cung khôn, đoài, càn, khảm, trung cung, cấn, chấn, tốn, ly.
- 5 cung không phạm tuổi Kim lâu đó là cung đoài, khảm, trung cung, chấn, ly
- 4 cung phạm tuổi Kim lâu là cung khôn, càn, cấn, tốn
Để tính tuổi gia chủ phạm Kim lâu lục súc làm nhà được không ta tính theo công thức sau:
Tính tuổi mụ là tuổi thật và cộng thêm 1 tuổi nữa. Lấy tuổi mụ chia cho 9 có kết quả lấy số dư để biết được có phạm kim lâu không.
- số dư 1 là phạm Kim lâu thân
- số dư 3 là phạm Kim lâu thê
- số dư 6 là phạm Kim lâu tử
- số dư 9 là phạm Kim lâu lục súc
Tuổi gia chủ phạm Kim lâu không nên làm nhà vì nếu làm sẽ rất khó được trong căn nhà và gia đình gặp nhiều điều không may.
Chú ý: Các tuổi Kim lâu không nên làm nhà: 12, 15,17,19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37,39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 72, 73,75.
1.3. Cách tinh tuổi Tam Tai làm nhà
Tam Tai được hiểu là tai họa trong 3 năm liên tiếp đối với mỗi tuổi. Theo dân gian, trong một đời người cứ 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp tam tai. Tam tai bao gồm 3 tai họa là hỏa tai, thủy tai, phong tai. Khi phạm phải Tam tai thì dễ ảnh hưởng trắc trở đến công việc, công sống gặp nhiều điều không tốt.
- Gia chủ tuổi Thân – Tý – Thìn thì gặp Tam tai vào các năm Dần – Mão – Thìn
- Gia chủ tuổi Tỵ – Dậu – Sửu thì gặp Tam tai vào các năm Hợi -Tý – Sửu
- Gia chủ tuổi Hợi – Mão – Mùi thì gặp Tam tai vào các năm Tỵ – Ngọ – Mùi
- Gia chủ tuổi Dần – Ngọ – Mùi thì gặp Tam tai vào các năm Thân – Dậu – Tuất
Nếu tuổi của gia chủ phạm Tam tai thì không nên làm nhà bởi sẽ mang đến nhiều trắc trở và khó khăn, những điều không tốt cho gia chủ.
1.4. Cách hóa giải nếu phạm tuổi Hoang Ốc, Kim Lâu hay Tam Tai.
Nếu tuổi của bạn không may phạm Hoang ốc, Kim lâu, Tam tai mà trong năm bắt buộc phải xây dựng nhà, thì cũng không nên quá lo lắng. Bạn có thể mượn tuổi làm nhà để giải vận hạn. Bằng việc thay người thân tín đứng ra làm nhà tượng trưng cho mình, bạn có thể tránh tuổi xấu, chọn tuổi tốt để mọi việc được diễn ra suôn sẻ và nhiều may mắn!
2. Kinh nghiệm xem xét phương vị, địa hình để định Cát Hung cho cuộc đất
Trong phong thuỷ khi xem đất, điểm cốt yếu là xem xét địa khí tại vị trí đất đó ra sao và vận dụng địa khí đó như thế nào. Có 3 cấp độ cơ bản trong ứng dụng phong thuỷ đó là:
- Tầm Long: Tìm và chọn đất (xem địa hình, địa thế, địa mạo. . .)
- Ðiểm Huyệt: Tìm và xác định vị trí trọng tâm của cuộc đất.
- Lập Hướng: đặt công trình lên trên huyệt đã điểm, xác định hướng của trục chính theo phướng hướng tối ưu.
Vài điều kiêng kỵ về địa mạo, địa hình của mình đất xây dựng:
- Mặt trước tương đối thấp, mặt sau cao là cát từơng(thuận lợi, tốt lành) điều này cũng phù hợp với yêu cầu thoát nước nền và đảm bảo tầm nhìn .
- Mặt đất xây dựng công trình tốt hơn cả là nên bằng phẳng tránh lồi lõm.
- Tốt nhất là các mảnh đất có hình dạng vuông vức, tránh các mảnh đất tam giác bởi các cạnh và góc nhọn. Nếu mảnh đất là hình thang thì mặt tiếp xúc với đường giao thông nên hẹp phía sau rộng dần (nở hậu sẽ là nơi địa khí ngưng tụ rất tốt. Ngược lại thì địa khí dễ lưu tán, gọi là đất hung tướng.
- Ðất thấp trũng, có nước tù đọng tạo không khí ẩm ướt thì không tốt. Cần khắc phục bằng cách đổ đất tôn cao, sang nền tiêu thuỷ để cải tạo môi trường ẩm ướt MINH ÐƯỜNG Trong khoa học phong thuỷ Minh Ðường được xem như là môi trường cảnh quan phía trước của một không gian cư trú cụ thể. Từ không gian khá rộng (đô thị, xóm làng) đến không gian tương đối hẹp như một định cư ngôi nhà nhỏ, cũng đều có Minh Ðường. Trong quan sát chọn lựa thế đất ở nông thôn, Minh Ðường tốt nhất là nơi có địa hình bằng phẳng, núi đồi (hoặc gò, bờ ruộng . . .)bao bọc có nước tụ ở phía trước. Ðối với đất trong đô thị, Minh Ðường phải có tỷ lệ tương đối nhất định với kiến trúc công trình và các nhà cửa, đường giao thông xung quanh.
3. Kinh nghiệm chọn địa thế Tầm Long trong đất đô thị
Phép tầm long không phải chỉ xem xét địa hình, địa mạo mà còn phải chọn địa thế sao cho thiên khí địa khí hoà hợp. Trong đô thị núi sông nhiều nơi không có, công trình mới cũ chen kín, phân lô chật hẹp không thể xem địa thế như thông thường được phải xem các công trình xây dựng cao thấp như là núi non gò đồi, xem đường đi như là sông suối, quãng trống phía trước là Minh Ðường, công trình đối diện là án sơn. . . lấy đó là những yếu tố cơ bản để xét.
Các địa thế đắc dụng trong đất đô thị là:
- Mặt trước đất có khoảng cách trống thoáng đãng, nếu được hướng gió mát (Nam, Ðông Nam, Tây Nam) hay mặt sông hồ nước (Chu Tước) càng tốt. Nếu gặp trường hợp đường hẹp, hẽm nhỏ nhà cao che phía trước thì khi xây dựng nên giữ đúng lộ giới dưới trệt, đồng thời lùi các lầu trên cao, vừa đảm bảo tầm nhìn, thêm diện tích cây xanh trên ban công, vừa tăng khả năng lưu thông sinh khí cho công trình.
- Mặt sau đất đã có (hoặc dự kiến) các công trình xây dựng vươn lên che chở là tốt. Nếu đó là các hướng bất lợi, nắng chói gió lạnh (như hướng Tây, Tây Bắc, Ðông Bắc) thì càng cần hạn chế mở cửa và nên dùng các nhà cao làm chổ dựa (Huyền Vũ )
- Các tình huống: một bên có công trình một bên hẻm, hoặc hẻm bên hông nối từ phía sau vòng ra trước, hoặc có đường đi bao bọc cho một nhóm lô đất(từ 5-9 lô ) đều là những địa thế thuận lợi nhiều mặt. Ta để ý các quy hoạch khu dân cư mới hiện nay thường không bố trí liên kế kéo dài mà phân nhóm ngắn theo đường nội bộ, tạo cảnh quang giao thông mới trường tốt ).
- Nếu lô đất nằm đối diện hoặc liền kề các miệng cống, dốc cầu nhà xởng, nhà kho… thì gia chủ phải chấp nhận ồn ào ô nhiễm, giao thông phức tạp. Nếu mua đất dùng làm nhà xưởng, sản xuất thì lại thuận tiện. Còn nếu mua làm nhà ở thì phải có biện pháp khắc phục về môi trường.
4. Kinh nghiệm chọn vị trí xây dựng nhà
Các nhà phong thủy xua đã có nhiều đúc kết đối với việc chọn vị trí để xây cất nhà của. Trong điều kiện ngày nay, đất đai tại các đô thị khan hiếm, địa hình địa mạo chịu nhiều biến đổi nhân tạo, việc úng dụng các nguyên tắc xua cần đụoc xem xét phù hợp vối bối cảnh khoa học và xã hội hiện đại. Xin đơn củ các nguyên tắc vận dụng sau:
- Theo phong thủy xưa: Nhà ở dưới vách núi hay cửa khe nước chảy ra thì người ở bất an, đau ốm. Rõ ràng nhũng vị trí này luôn hứng chịu các tác động của môi trường như: sạt lở trên núi xuống, hơi lạnh trong vách đá, nuớc chảy mang theo các chất thải hoặc sinh vật chết … Trong thực tế đô thị, nhà ở bên cạnh các cao ốc lớn cũng thùong xuyên chịu búc xạ nhiệt phản hồi lại từ các mặt tường, mặt kính lớn, nếu ở khuất nắng thì quanh năm không có mặt trời, nhà cửa ẩm thấp, đó là chưa kể hệ thống kỹ thuật (máy phát điện, điều hòa không khí, giàn giải nhiệt, xe hơi ra vào thường xuyên …) và các hoạt động tập trung đông người mang đến mật độ di chuyển và sinh hoạt cao, ồn ào. Tại các miệng cống, trạm bơm nước,… cũng có các tác động tương tự.
- Nhà tại cuối đường: Các điểm cuối tuyến đường là nơi tích tụ tiếng ồn, các luồng khí độc hại, do giao thông gây ra chắc chắn ảnh hủong trực tiếp lên tinh thần và súc khỏe người cư ngụ.
- Nên giảm bớt cửa sổ phía Tây: Hướng Tây trong điều kiện khí hậu Việt Nam là có bức xạ mặt trời tập trung và gay gắt nhất. Việc trồng cây, dùng lam che nắng, mái hiên rộng ở húong Tây sẽ giúp giảm bớt các tác động xấu của nắng nóng lên mặt nhà, đồng thời phải bảo đảm thông thoáng tự nhiên thật tốt.
- Nhà ở một mình cao hơn các nhà xung quanh là không tốt. Một mình nhô lên, hứng nắng, hứng gió ba bề bốn bên, lại thêm sấm sét tập trung khi mua dông, … khiến cho ngùoi cu ngụ không đuợc thoải mái và an lành bởi các tác động thường xuyên từ môi trường.
- Nhà bên các đường quanh co, lượn cong: thì bất lợi. Thực tế các chổ lựợn cong luôn dễ phát sinh tai nạn giao thông, Do dòng khí lưu chuyển tại các chổ này không ổn định, nên từ trừơng cũng biến đổi không chuẩn dẫn đến các khả năng định vị, ổn định của phuong tiện giao thông bị rối loạn. KHí: Theo ngôn ngũ khoa học, KHí là năng lụong tồn tại và luân chuyển trong thế giới vật chất, trong vạn vật tù tụ nhiên tới con người.Có nhiều loại KHí: sinh khí, tủ khí, âm khí, dương khí, địa khí, tụ khí, … Phong thủy quan tâm đến địa khí (từ trường, năng lượng của quả đất) và tìm sinh khí để tìm sự tốt lành cho môi truờng sống của con người. Ðịa hình luôn đuợc kiến tạo theo khí tụ nhiên, đồng thời khí cũng vận hành tương úng theo địa hình ấy. Do vậy, xem xét dòng khí phải gắn liền với xem địa hình và cảnh quan xung quanh.
5. Kinh nghiệm xác định hướng nhà, hướng cửa đón sinh khí
Hiện nay có rất nhiều sách phong thủy và cũng nhiều trường phái có các cách xác định hướng nhà và hướng cửa khác nhau. Điều này làm cho nhiều người thấy khó khăn trong ứng dụng vào thực tiễn của ngôi nhà mình, làm cho nhiều người không biết xác định như thế nào là đúng.
5.1. Hướng nhà
Việt Nam là một nước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên các miền đều có sự phân bố khí hậu rõ rệt. Vì vậy khi xây dựng nhà, người dân thường dựa vào hướng gió để tạo nên một ngôi nhà có môi trường sống thoải mái hơn.
- Ông bà ta có câu “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Hướng Nam được ưu ái đặc biệt khi người dân chọn hướng xây nhà. Bởi ngoài quan niệm Phú quý, đây còn là hướng đón gió mát, không khí ổn định dễ chịu, không bị mặt trời chiếu trực tiếp. Ngoài ra, Đông Nam, Tây Nam cũng là hai hướng tốt, dù đón gió không nhiều bằng hướng Nam nhưng cũng sẽ giúp khí hậu trong ngôi nhà dễ chịu.
- Hướng Tây, hướng Bắc được xem là những hướng xây nhà xấu về khí hậu. VÌ đây là những hướng đón ánh nắng và hơi nóng gay gắt vào buổi chiều, khiến cho người trong nhà cảm thấy ngột ngạt, khó chịu.
- Nhà hướng Đông cũng không phải là hướng tốt vì vào buổi sáng ánh nắng chói chang sẽ chiếu vào làm không khí trong nhà trở nên nóng nực.
- Nhà càng gần về phương Bắc với các mùa Xuân Hạ Thu Đông thì cần hạn chế chọn hướng nhà Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc bởi căn nhà sẽ thường xuyên phải gánh chịu những cơn gió lạnh từ phương Bắc tràn về, đặc biệt vào mùa đông, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
5.2. Hướng cửa (cửa chính)
Hướng cửa được xác định là đường nối tâm nhà ra điểm giữa của cửa chính. Trong phong thủy học thì hướng cửa phải nằm được vào cung tốt của trạch quẻ. Cho nên phải dùng bản đồ trạch quẻ để xác định vị trí của cửa chính trên bản vẽ bố cục mặt bằng nhà. Nếu người thiết kế không quan tâm đến cung sơn hướng của cửa chính thì có thể xác định vị trí cửa chính trên cơ sở đón được hướng gió cần thiết.
Nhiều người nhầm tưởng hướng nhà chính là hướng cửa. Thực ra hướng cửa là hướng có đường thẳng vuông góc với mặt ngang của cửa.
Có một nguyên tắc là: Khí phải đi vào cửa chính đến tâm nhà, rồi từ tâm nhà mới phân phát đi các phòng trong nhà. Nếu khí không vào được đến tâm nhà (do bị tường hoặc các cửa ngăn cản) thì sẽ dẫn đến trường hợp khi đi vào phòng nào đó rồi đi ra theo cửa sổ, còn các phòng khác thì không có khí vào.
Nhà như thế không bao giờ được vượng khí. Nhà không vượng khí thì người sống trong nhà không khỏe mạnh. Cũng giống như người ta thường chọn vị trí thích hợp ở khu vực giữa làng để xây đình làng.
Khi đó, khí tụ về đình rồi mới phân tán đi các ngõ xóm cho đến từng nhà. Không ít nhà bị tình trạng thiết kế không để khí vào đến tâm nhà. Qua kiểm tra, các nhà này đều không vượng khí.
Việc này nhiều khi rất đơn giản: Chỉ phá đi một mảng tường hoặc dỡ bỏ một bộ cánh cửa nào đó để khí không bị cản trên đường đi vào đến tâm nhà.